Cầm xe ô tô không chính chủ lợi bất cập hại

Xe ô tô không thuộc quyền sở hữu của người cầm (xe ô tô không chính chủ), nhưng họ vẫn đem đến các tiệm cầm đồ và sử dụng các giấy tờ giả để lựa gạt chủ tiệm cầm đồ. Nếu chủ tiệm không có kinh nghiệm sẽ bị thiệt hại rất lớn.
Theo quy định của pháp luật thì căn cứ theo Điều 309 Bộ luật dân sự 2015 thì việc Cầm cố tài sản được quy định như sau:
 
"Điều 309. Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ."

Ngoài ra căn cứ theo các điều 194 và 195 Bộ luật dân sự 2015  thì :
 
"Điều 194 Quyền định đoạt của chủ sở hữu
Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản."

"Điều 195 Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu
Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật."


Theo đó các giao dịch không phải do chủ sở hữu xe cũng không được ủy quyền hợp pháp từ chủ sở hữu thì tất cả các giao dịch cầm cố  tài sản đều là trái pháp luật và hợp đồng liên quan đến việc cầm có đều không có giá pháp lý và không có hiệu lực.
 

Vậy khi giao dịch đã thực hiện thì trách nhiệm và tài sản chiếc xe ô tô đã cầm thuộc về ai?

 
"Điều 131: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường."


Theo đó, chiếc xe ô tô không chính chủ đã cầm cố nói trên phải được trả lại cho chủ sở hữu, còn tiền thì người đã nhận tiền khi đem cầm xe ô tô phải có nghĩa vụ trả lại tiền cho cửa hàng cầm đồ.


Đối với tiệm cầm đồ có hành vi cầm xe ô tô thuộc chủ quyền hợp pháp của người khác thì căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 11 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bao lực gia đình:
 
"Điều 11: Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với những hành vi sau đây:

....

e, Cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác mà không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố."

Như vậy với tiệm cầm đồ sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đến 5 triệu đồng theo quy định của pháp luật nếu cầm xe ô tô không chính chủ.

Nguồn Cầm đồ Kim Tâm.

 
[Trở Về Trang Trước]

Tag : cam xe oto chinh chu, cầm xe ô tô không chính chủ, cầm ô tô, cầm xe ô tô, cam xe oto, cam xe hơi, cầm xe thế chấp ngân hàng

Tin Tức Khác

Tin Tức Mới

Nhận cầm xe ô tô 4 chỗ tất cả các hãng...

Cầm ô tô chính chủ và những điều cần lưu ý...

Cầm xe ô tô không chính chủ lợi bất cập hại...

Mâu thuẫn tại tiệc sinh nhật nhóm thanh niên ném bom...

Cầm đồ xe ô tô thế chấp ngân hàng Quận 2...

Cầm đồ xe ô tô thế chấp ngân hàng Quận 1...

Dịch vụ cầm xe ô tô tại Sài Gòn - Quận...

Cầm ô tô : xe du lịch, xe bán tải, xe...

Cầm xe ô tô tại Sài Gòn uy tín và lãi...

Cầm xe ô tô (xe hơi) tại Sài Gòn uy tín...

Xem tất cả...
Trao đổi backlink
Có nhu cầu trao đổi backlink - textlink - banner vui lòng liên hệ leconghuyenvn@gmail.com Free - Share dưới mọi hình thức!