Mua, bán giấy tờ từ các hiệu cầm đồ: Tiếp tay cho tội phạm?

Thời gian qua, tình trạng các đối tượng xấu sử dụng chứng minh nhân dân (CMND) của người khác để làm thẻ ATM, nhằm thực hiện hành vi lừa đảo diễn ra khá phổ biến.
Không những thế, các đối tượng còn sử dụng CMND để lập công ty hoạt động phạm pháp. Đáng lo ngại, thực trạng CMND, các loại văn bằng chứng chỉ, giấy phép lái xe đang được mua bán công khai tại một số hiệu cầm đồ nếu như khách có nhu cầu.

Đủ kiểu dùng CMND để lừa đảo

Liên tiếp thời gian qua, cơ quan chức năng đã triệt phá, bắt giữ nhiều đối tượng lập công ty để mua bán hóa đơn GTGT với số tiền vài trăm tỷ đồng, thậm chí lên tới cả nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, một số vụ thông qua hình thức mua CMND làm thẻ ATM mang tên người khác để giao dịch, lừa đảo. Trong quá trình điều tra cho thấy, ngoài việc mua lại rồi “hồi sinh” các công ty chết yểu về kinh doanh thì các đối tượng còn đến các cửa hiệu cầm đồ mua lại các giấy tờ như: CMND, bằng cấp, chứng chỉ, giấy phép lái xe về lập công ty “dựng” những người này lên làm giám đốc để hoạt động phạm pháp. Bởi việc mua, bán các loại giấy tờ trên rất dễ dàng. Người bán hoàn toàn không quan tâm đến việc người mua sử dụng loại giấy tờ này vào mục đích gì nên cứ được giá là... bán.

Mới đây, Công an phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng phối hợp với đội nghiệp vụ công an quận tiến hành thụ lý vụ làm giả giấy tờ, tài liệu để mang đi thế chấp tại các hiệu cầm đồ. Chỉ riêng mỗi một tấm thẻ sinh viên, H. có thể vay tới vài triệu đồng. Cụ thể, để có tiền ăn tiêu, Nguyễn Duy H., sinh viên năm cuối một trường đại học trên địa bàn TP. Hà Nội đã lên mạng và thuê Nguyễn Thu P. (SN 1992, quê Quảng Ninh) làm thẻ sinh viên giả để đi cầm cố. Theo lời khai của H., mỗi thẻ sinh viên thuê P. làm với giá 200.000 đồng nhưng sau đó mang ra hiệu cầm đồ “cắm” được 2-3 triệu đồng. Sở dĩ dù chỉ là thẻ sinh viên nhưng cắm được một số tiền lớn vì H. là sinh viên thật. Khi vào mạng đánh các mã số đều hiển thị H. hiện là sinh viên Trường đại học M. nên nhiều hiệu cầm đồ tin tưởng đồng ý cầm thẻ sinh viên của H. Chỉ trong một thời gian ngắn, H. thuê P. làm giả cả chục chiếc thẻ sinh viên mang tên mình để đi cầm cố.

Dễ dàng mua được CMND của khách bỏ lại từ một số hiệu cầm đồ

Chỉ cần ai đó bỏ ra vài trăm nghìn hay vài triệu đồng là có thể sở hữu một thẻ CMND mang tên người khác từ một số hiệu cầm đồ. Tìm hiểu tại một số cửa hàng cầm đồ trên phố Bạch Mai, Trương Định (quận Hai Bà Trưng), Đường Láng (quận Đống Đa) với nhu cầu muốn mua một số giấy tờ của khách cầm cố, bỏ lại, qua ghi nhận, đa số các chủ cầm đồ sẵn sàng đồng ý bán lại. Tại hiệu cầm đồ Đ.H, ở Đường Láng, quận Đống Đa, khi phóng viên hỏi mua một số giấy tờ thì chủ hiệu đã hỏi lại cần nhiều hay ít? Số lượng thế nào rồi cho giá: CMND 230.000 đồng/cái, còn GPLX khoảng 400.000 đồng/cái. Sau hồi mặc cả, chủ hiệu đồng ý bán mỗi tấm CMND với giá hữu nghị 150.000 đồng. Tại một cửa hiệu cầm đồ khác mang tên T.H trên phố Đường Láng, chủ hiệu cầm đồ cho biết, ở đây giấy tờ gì cũng có. Muốn mua nhiều hay ít, với CMND thì 200.000 đồng, những loại khác thì tùy, như bằng đại học tốt nghiệp loại giỏi, hay chứng chỉ “đẹp” có giá lên tới cả chục triệu đồng. Có những loại giấy tờ được người đến cầm cố kèm theo tài sản bắt buộc. Có khách chỉ cầm giấy tờ không với giá thấp nên khi khách bỏ, cửa hàng bán lại cho người cần vẫn được giá. Chính vì thế, các loại giấy tờ CMND, GPLX hay chứng chỉ, bằng cấp ở các hiệu cầm đồ,... cái gì cũng có.

Theo một điều tra viên Công an quận Hai Bà Trưng, việc mua bán những giấy tờ như trên quá dễ dàng nên các đối tượng phạm tội luôn nhắm tới. Bởi với những tấm CMND mua được từ các hiệu cầm đồ, đối tượng xấu có thể tách ảnh, chèn ảnh rồi sử dụng thiết bị ép lại đi làm thẻ ATM dưới một lý lịch khác và trở thành công cụ nhận, chuyển, rút và chiếm đoạt tiền lừa đảo của nhiều người bị hại.

Liên quan đến thực trạng này, luật sư Nguyễn Tiến Thủy - Trưởng Văn phòng Luật sư Việt Lý (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người có hành vi sử dụng CMND của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật; tẩy xóa, sửa chữa CMND; thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn CMND để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật sẽ bị phạt 1-2 triệu đồng. Đối với người có hành vi làm giả CMND; sử dụng CMND giả sẽ bị phạt 2-4 triệu đồng. Còn tại Khoản 1, Điều 267 BLHS sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ 5-50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm...

Nguồn Sức Khỏe Và Đời Sống
[Trở Về Trang Trước]

Tag : cam do, cua hieu cam do, tiem cam do, toi pham cam do, cam xe oto, cam oto, cam xe hoi, mua ban giay to xe

Tin Tức Khác

Tin Tức Mới

Nhận cầm xe ô tô 4 chỗ tất cả các hãng...

Cầm ô tô chính chủ và những điều cần lưu ý...

Cầm xe ô tô không chính chủ lợi bất cập hại...

Mâu thuẫn tại tiệc sinh nhật nhóm thanh niên ném bom...

Cầm đồ xe ô tô thế chấp ngân hàng Quận 2...

Cầm đồ xe ô tô thế chấp ngân hàng Quận 1...

Dịch vụ cầm xe ô tô tại Sài Gòn - Quận...

Cầm ô tô : xe du lịch, xe bán tải, xe...

Cầm xe ô tô tại Sài Gòn uy tín và lãi...

Cầm xe ô tô (xe hơi) tại Sài Gòn uy tín...

Xem tất cả...
Trao đổi backlink
Có nhu cầu trao đổi backlink - textlink - banner vui lòng liên hệ leconghuyenvn@gmail.com Free - Share dưới mọi hình thức!